Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Răng ê buốt do đâu?



Răng ê buốt do đâu?

 Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản trở bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích. Vậy có cách nào điều trị chứng ê buốt khó chịu này?

Sử dụng quá nhiều nước súc miệng


Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát? Nếu thường xuyên súc miệng bằng nước chuyên dụng hằng ngày, bạn có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và nó sẽ làm cho tình trạng ê buốt răng xuất hiện.

Giải pháp: Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp florua trung tính.

Ăn nhiều thực phẩm axit

Hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác? Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải như vậy.

Ham thích quá nhiều thực phẩm và đồ uống giàu axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).

Nếu không thể hạn chế những món ăn ưa thích này thì hãy ăn một miếng phô mai hay ly sữa sau khi ăn các thực phẩm giàu axit.

Chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng


Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với 1 số người, chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng có chất làm trắng peroxide có thể gây ra cảm giác ê buốt răng.

Sự nhạy cảm của răng thường là nhất thời và cách chấm dứt hiện tượng này là ngừng dùng sản phẩm làm trắng răng.

Vậy sự lựa chọn nào là tốt nhất với bạn? Hãy trao đổi với nha sĩ.

Tụt lợi



Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng. Chân răng được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.

Bệnh viêm lợi cần được điều trị bởi nha sĩ.

Chải răng quá kỹ



Bạn nghĩ rằng chải răng thật kỹ sẽ tốt hơn? Hãy nghĩ lại. Chải răng quá nhiệt tình (hoặc dùng bàn chải cứng) có thể làm tổn thương gốc răng do lợi bị tổn thương.

Nó cũng làm cho men răng bị mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Các lỗ li ti ở ngà răng là những ống siêu nhỏ cho phép các thực phẩm nóng, lạnh và ngọt có thể lọt vào tủy răng.

Làm đẹp cho răng

Thật không công bằng nhưng đôi khi giữ cho hàm răng trắng ngọc bằng cách chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng lại có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm. Lấy cao răng, trang trí răng… đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm.

Nếu cảm thấy băn khoăn về vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp răng.

Vỡ răng


 
Ăn đá, kẹo cứng hay cắn ngập răng đều có thể làm mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Một khi chiếc răng đã bị vỡ thì lớp tủy nằm sâu trong răng sẽ rất dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm đau.

Nghiến răng

Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng không thể chống chọi với hành động nghiến răng. Do quá trình này kéo dài nên men răng sẽ bị bào mòn dần dần.

Dùng miếng bảo vệ răng, thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể giúp hạn chế tật nghiến răng.

Sâu răng


Sâu răng sẽ khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất.


Ê buốt răng - dấu hiệu cần quan tâm


Ê buốt răng hay còn gọi răng nhạy cảm là hiện tượng răng có triệu chứng ê buốt khi ăn, uống các loại thực phẩm chua, ngọt, hoặc nóng, lạnh...  

Nguyên nhân do đâu ? 

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây lộ ngà răng như: vỡ và rạn nứt răng do chấn thương, mòn răng do nghiến răng, sử dụng thức ăn cứng trong thời gian dài, trên bệnh nhân mất răng từng phần không làm phục hình, ăn nhiều thực phẩm chứa axit, sâu răng... Đôi khi, chúng ta sử dụng nước súc miệng hằng ngày nhiều lần trong thời gian dài cũng là yếu tố nguy cơ khiến răng nhạy cảm, vì trong nước súc miệng có chứa axit. Nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là do chải răng không đúng cách dẫn đến tụt lợi và xuất hiện tổn thương mất men tại cổ răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường bị tổn thương trên nhiều răng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở cả hai hàm.
  Ảnh minh họa (nguồn Internet)
 Biện pháp điều trị Khi lên kế hoạch điều trị, việc đầu tiên là các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hạn chế các yếu tố nguy cơ, sau đó tùy vào tình trạng răng miệng và độ nhạy cảm ngà răng để đưa ra phương pháp cụ thể cho từng trường hợp. Bệnh nhân cần được hướng dẫn chải răng đúng cách: không đánh răng quá mạnh và đưa ngang bàn chải, nên dùng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/ lần, chải răng nhẹ nhàng lên xuống. Răng nhạy cảm cần được tăng cường chất lượng yếu tố bảo vệ (men răng, ngà răng) thông qua sử dụng kem đánh răng chuyên dụng, thuốc bôi hoặc nước súc miệng tại chỗ có chứa các thành phần hóa học như hydroxyapatite, fluoride, potassium nitrate... Đồng thời, các bệnh nhân được khuyên nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích thích tủy răng, dùng máng ngậm trong trường hợp nghiến răng, hàn các răng sâu... Bên cạnh đó,đối với bệnh nhân bị mòn răng, tùy vào vị trí và mức độ sẽ đươc tiến hành phục hồi mô men răng đã mất bằng các vật liệu thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân để tổn thương quá nặng mới đến khám dẫn đến tụt lợi, răng bị mất tổ chức quá nhiều. Lúc này, bệnh nhân có thể được ghép tổ chức bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng. Đôi khi, nếu không còn cách nào tốt hơn để ngăn chặn sự nhạy cảm tủy thì việc tiến hành điều trị tủy là cần thiết. Lúc đó, tủy răng sẽ được lấy bỏ và thay thế bởi các vật liệu nha khoa, bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất cảm giác ê buốt.

TRÁM RĂNG KHI NÀO CẦN?


TRÁM RĂNG KHI NÀO CẦN?

Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng 
 Trám răng là một phương thức rất đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa và điều trị sâu răng. Các kỹ thuật trám răng thông dụng hiện nay là trám bít hố rãnh, trám thẩm mỹ, trám amalgam và trám đúc.  

Trám bít hố rãnh Đây là kỹ thuật dành cho các răng có nguy cơ bị sâu nhưng hiện tại vẫn chưa có lỗ sâu. Loại trám này có hiệu quả hạn chế khả năng bị sâu răng đến 80%. Trám răng bằng vật liệu amalgam và composite. Thường dùng trám các mặt răng cối nhỏ và răng cối lớn. Kỹ thuật trám này hoàn toàn không đau và miếng trám tồn tại tốt trong một thời gian dài. Loại trám này chỉ dùng để bít các rãnh trên mặt nhai của các răng chứ không phải trám kẽ giữa hai răng kế cận nhau. Trám bít hố rãnh có thể thực hiện trên cả răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn, khi răng vừa mới mọc, nếu khám thấy có rãnh sâu và hẹp thì có thể trám ngay, đối với trẻ em thường từ 6 - 10 tuổi có thể thực hiện trám bít hố rãnh. Quá trình trám được thực hiện như sau: đầu tiên, nha sĩ sẽ làm sạch các rãnh bằng mũi khoan, sau đó bề mặt rãnh sẽ được nhám bằng axit và thổi khô răng. Cuối cùng, chất trám được lấp đầy vào các rãnh và đợi đến khi đông cứng hoặc được chiếu đèn nếu là chất trám quang trùng hợp. Khi nào miếng trám bị mòn thì bệnh nhân sẽ đến nha sĩ để trám lại.  
Trám thẩm mỹ Trám thẩm mỹ là trám răng bằng vật liệu composite có màu trắng ngà giống như màu răng, rất hay sử dụng để trám các răng phía trước vì yêu cầu thẩm mỹ. Đầu tiên, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu, sau đó phết một lớp mỏng giúp răng bớt ê buốt. Tiếp theo, bề mặt răng sẽ được làm nhám bằng axit, tương tự như kỹ thuật trám bít hố rãnh, giúp cho lớp keo dán sau này dính chặt vào bề mặt cần trám. Sau khi rửa sạch axit và thổi khô răng, nha sĩ sẽ phết lên bề mặt trám một lớp keo dán, tiếp sau đó là lớp composite có màu giống như màu của răng đang trám. Cuối cùng, nha sĩ dùng một chiếc đèn đặc biệt để chiếu vào miếng trám giúp cho composite đông cứng lại. Phương pháp trám này sử dụng chủ yếu cho các vị trí trám tương đối nhỏ. Nếu phần răng sâu quá nhiều, miếng trám khá lớn, lúc đó nha sĩ có thể phải cắm thêm một chốt kim loại nhỏ để gia cố, giúp miếng trám được chắc hơn.
Trước và sau khi trám thẩm mỹ.

 Trám amalgam 
Đây là loại trám với vật liệu amalgam có màu đen được sử dụng từ lâu. Đầu tiên, nha sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và phết một lớp bảo vệ lên trên. Trong một số trường hợp, nha sĩ còn phải dùng thêm một khuôn trám có thể uốn cong được để giữ cho thành của miếng trám có hình dạng theo đúng hình dạng và đường viền của răng. Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Và cũng vì lý do đó, nha sĩ chưa thể đánh bóng miếng trám ngay và sẽ hẹn đánh bóng miếng trám đó vào lần sau.  

Trám đúc dùng khi răng bị sâu nhiều Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Miếng trám này thường được làm bằng vàng hoặc sứ nung và được đúc cứng trước khi lắp vào răng. Loại trám này không chỉ lấp đầy phần răng bị mất do sâu mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.
NHA KHOA OANH NGUYỄN-----***----- 25/9/3 Lê Sát, Phường. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM-----***----- ĐT: 0903 02 01 84 - 0909 65 1998-----***----- WWW.nhakhoaoanhngnuyen.blogspot.com-----***-----Email: nhakhoa.oanhnguyen@gmail.com