Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Nguyên nhân nghiến răng ở trẻ em

Nguyên nhân nghiến răng ở trẻ em

Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.
Tật nghiến răng là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mớ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.
Nguyên nhân gây nên chứng nghiến răng
Có 2 nguyên nhân chính liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:
-   Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu.
-   Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
-   Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120707-191637-1-965-te8.jpeg
Hình minh họa
Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ
Hiện tượng nghiến răng thường xuyên trong khi ngủ có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên khoảng 5-10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể gây ra một số hiện tượng sau:
-   Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.
-   Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. - Vỡ răng: Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.
-   Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.
-   Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.
-   Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.
-   Co, căng và đau cơ hàm.
-   Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).
Trẻ nghiến răng kéo dài bao lâu?
Đa số các trẻ sẽ hết nghiến răng khi các răng sữa được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng, nhất là khi do nguyên nhân tâm lý, trẻ sẽ hết nghiến răng khi sự căng thẳng thần kinh bị loại bỏ.


Hình minh họa
Làm gì để giúp trẻ bị nghiến răng?
Hiện tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng.
Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng.
Nếu các bậc cha mẹ phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám BS. Răng Hàm Mặt để kiểm tra, đánh giá tình trạng khớp cắn. Có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh các răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm cho trẻ mang trong miệng vào buổi tối, để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi. Tác dụng của máng mặt nhai nhằm ngăn chặn sự phá hoại răng do nghiến, làm giảm khả năng mòn răng và gãy nứt răng do nghiến răng gây ra. Ngoài ra, máng mặt nhai cũng làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai.
Cho đến nay, máng mặt nhai vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến răng trên thế giới, hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt. Tuy nhiên, không phải máng nhai lúc nào cũng hiệu quả trong tất cả các trường hợp nghiến răng.
Đối với những trẻ bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng là tìm ra nguyên nhân gây nên lo âu, stress cho trẻ. Chỉ cần cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm, thoải mái tâm trí là có thể giúp trẻ giảm bớt nghiến răng.
Một số trẻ vào ban đêm chơi quá nhiều trước khi ngủ, căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng. Hoặc có một sự việc nào đó, trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài khiến trẻ bị sợ hãi, lo âu… cũng là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng của trẻ

Kẹo cao su có lợi cho răng trẻ em

Kẹo cao su có lợi cho răng trẻ em

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu nha khoa của Mỹ cho thấy, việc nhai những chiếc kẹo cao su không đường giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Hiệu quả này còn tồn tại một thời gian nữa sau khi trẻ đã thôi nhai kẹo cao su. 

Các nhà khoa học tại Trường Nha thuộc Đại học Tổng hợp Washington (Mỹ) đã tiến hành theo dõi sự tiến triển răng của những trẻ nhai kẹo cao su không đường trong vòng 5 năm rồi không dùng kẹo này nữa. Kết quả cho thấy, những chiếc răng mọc lên trong thời gian trẻ nhai kẹo cao su được bảo vệ khỏi bệnh sâu răng. Điều này đúng cho tới tận 2 năm sau khi trẻ bỏ nhai kẹo. Trong khi đó, những chiếc răng đã mọc tại thời điểm bắt đầu nhai kẹo không được lợi gì từ thói quen này.
(theo HealthScout)

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu nha khoa của Mỹ cho thấy, việc nhai những chiếc kẹo cao su không đường giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Hiệu quả này còn tồn tại một thời gian nữa sau khi trẻ đã thôi nhai kẹo cao su. 

Các nhà khoa học tại Trường Nha thuộc Đại học Tổng hợp Washington (Mỹ) đã tiến hành theo dõi sự tiến triển răng của những trẻ nhai kẹo cao su không đường trong vòng 5 năm rồi không dùng kẹo này nữa. Kết quả cho thấy, những chiếc răng mọc lên trong thời gian trẻ nhai kẹo cao su được bảo vệ khỏi bệnh sâu răng. Điều này đúng cho tới tận 2 năm sau khi trẻ bỏ nhai kẹo. Trong khi đó, những chiếc răng đã mọc tại thời điểm bắt đầu nhai kẹo không được lợi gì từ thói quen này.
(theo HealthScout)

Tác dụng chống sâu răng của trà

Tác dụng chống sâu răng của trà
 
 Nguyên nhân là vì các hoá chất trong trà có thể tiêu diệt vi khuẩn cũng như virus gây bệnh nhiễm trùng họng, mục răng và nhiều bệnh nha khoa khác.
Nghiên cứu này làm dấy lên tiềm năng bổ sung trà vào thuốc đánh răng và nước súc miệng để bảo vệ răng. Theo nhà vi trùng học Milton Schiffenbauer thuộc ĐH Pace, trà xanh có tác dụng chống virus tốt nhất. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng trà xanh và trà đen - thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Kết quả cho thấy trà xanh có caffeine chống vi khuẩn tốt nhất, tiếp theo là trà đen có caffeine. Trà không có caffeine ít hiệu quả hơn.Một nghiên cứu khác kiểm tra các hoá chất trong trà có tên là polyphenols. Thí nghiệm chỉ ra rằng chúng làm chậm lại sự sinh trưởng của vi khuẩn liên quan tới hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng còn quá sớm để rút ra kết luận chắc chắn trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng về lợi ích của trà đối với răng miệng. Tiến sĩ Ian Douglas thuộc ĐH Sheffield nói: ''Trà có thể là một vũ khí nữa chống lại bệnh răng miệng. Tuy nhiên, không nên ngừng làm sạch răng của bạn bằng kem đánh răng có bổ sung florua thông thường cho tới khi có nhiều thông tin hơn''.
Nguồn: nhakhoathehemoi.com.vn
NHA KHOA OANH NGUYỄN-----***----- 25/9/3 Lê Sát, Phường. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM-----***----- ĐT: 0903 02 01 84 - 0909 65 1998-----***----- WWW.nhakhoaoanhngnuyen.blogspot.com-----***-----Email: nhakhoa.oanhnguyen@gmail.com