Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Giải pháp đẩy lùi tình trạng hôi miệng

Giải pháp đẩy lùi tình trạng hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng phổ biến, khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện hay tán gẫu với bạn bè... Điều này đã gây cản trở không ít cho công việc và cuộc sống thường nhật.
1-1351658143_500x0.jpg
“Nặng mùi” làm mất tự tin trong công việc và cuộc sống.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là khái niệm chung để nói về mùi hôi của không khí thở ra qua miệng kể cả qua mũi. Bản chất trong mùi hôi thường là các chất dễ bay hơi có chứa lưu huỳnh (S); các chất này thường là sản phẩm chuyển hóa từ thức ăn sót lại trong khoang miệng (mảng bám răng, khe nứu, túi nha chu..), bị vi khuẩn kỵ khí lên men tạo ra các chất trên. Có khi mùi hôi là từ tinh dầu của nguồn thức ăn, chế phẩm chuyển hóa trong cơ thể thông qua miệng, mũi thoát ra ngoài. Ước tính có khoảng 400 chất dễ bay hơi có lưu huỳnh tạo nên mùi hôi từ khoang miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng thông thường:
Trong miệng - nguyên ngân chủ yếu dẫn đến hôi miệng cấp tính
Vệ sinh răng miệng không sạch, nhiễm trùng nướu răng (lợi, nha chu), sâu răng tạo lỗ hổng cho vi khuẩn phát triển, tăng phân hủy thức ăn làm tăng mùi hôi. Viêm lưỡi cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm tăng mùi. Khô miệng có thể gây giảm khả năng làm sạch khoang miệng, tạo thuận lợi cho vi khuẩn.
Ngoài miệng - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh hôi miệng mãn tính
Một số thức ăn như tỏi, hành… gây mùi do thải tinh dầu qua đường thở. Hút thuốc, uống cà phê, món ăn nhiều đạm, chất béo cũng gây nên hiện tượng mùi.
Các yếu tố bệnh lý
Viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang mãn tính cũng gây hôi miệng. Bệnh xơ gan gây mùi trứng thối, tiểu đường gây mùi chua do nhiễm acetone. Hẹp môn vị, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng tạo mùi hôi. Một số phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng hay kinh nguyệt cũng có thể có mùi hôi của chuột.
Do dùng thuốc
Các thuốc kháng histamin, lợi tiểu, parkinson…
3-1351658143_500x0.jpg
Max-body giúp bạn tự tin trong công việc.
Phương pháp chữa bệnh
Theo phương pháp điều trị, hôi miệng thông thường chia làm hai dạng là cấp tính và mãn tính:
Hôi miệng cấp tính: thường xảy ra trong giai đoạn ngắn, cách khắc phục là vệ sinh sạch sẽ tại khoang miệng bằng bàn chải sau khi ăn, sử dụng kháng sinh trong trường hợp có viêm, uống Chlorophyl từ 2 tuần đển 4 tuần để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí tại khoang miệng, cải thiện sức khỏe răng miệng.
Hôi miệng mãn tính: bệnh thường kéo dài, dai dẳng, chủ yếu nguyên nhân thường từ ngoài miệng nêu trên.
Các trường hợp từ ngoài miệng cơ bản không có biện pháp dứt điểm, do mùi hôi là các thành phần thức ăn không được chuyển hóa hết, phần cơ thể bị bệnh, chất bài tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc tạo mùi hôi. Do vậy, việc hạn chế vi khuẩn là điều được các chuyên gia khuyến cáo.
Chlorophyl là chất diệp lục được cho là có vai trò trong việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí cư ngụ trong khoang miệng, phổi, tử cung... Chất này sử dụng lâu dài không ảnh hưởng đến gan thận, tốt cho người tiểu đường và huyết áp.
Nha khoa Oanh Nguyễn

Không có nhận xét nào:

NHA KHOA OANH NGUYỄN-----***----- 25/9/3 Lê Sát, Phường. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM-----***----- ĐT: 0903 02 01 84 - 0909 65 1998-----***----- WWW.nhakhoaoanhngnuyen.blogspot.com-----***-----Email: nhakhoa.oanhnguyen@gmail.com